10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bệnh gút

Bệnh gút có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh biết cách ăn uống khoa học, lựa chọn những thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh. Vậy, bị bệnh gút nên ăn gì, những thực phẩm nào tốt cho người bị gút.

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

Mục lục

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bệnh gút

1. Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được xôi không?

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, có hương vị thơm ngon, tiện lợi nên được nhiều người lựa chọn trong các bữa sáng. Về cơ bản, xôi được nấu từ gạo nếp nên không chứa nhiều hàm lượng purin. Vì thế, người bị gút vẫn có thể ăn xôi.

Tuy nhiên, cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Không nên ăn quá nhiều vì dễ gây nóng bụng, tác động xấu đến dạ dày. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 bữa xôi.
  • Nếu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu thì không nên ăn nhiều xôi vì có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
  • Không ăn xôi với những thực phẩm giàu purin như: thịt bò, xúc xích…
  • Nên ăn kèm xôi với rau củ như dưa chuột, salad sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

2. Bệnh gút có ăn được trứng gà không?

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

Bị bệnh gút nên ăn gì, có ăn được trứng gà không là vấn đề được nhiều quan tâm vì trứng gà rất thông dụng trong các bữa cơm hằng ngày.

Trứng gà giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như sắt, canxi, protein. Hàm lượng purin trong trứng gà thấp, dưới 50mg/100g trứng nên người bị gút có thể ăn trứng gà. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần, không ăn quá 7 quả trứng/tuần.

3. Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Việc người bị gút có ăn được đậu phụ không đang có hai chiều hướng khác nhau. Một số người cho rằng đậu phụ tốt cho người bệnh gút nhưng một số khác lại không đồng ý với quan niệm này, cho rằng người bị gút không nên ăn đậu phụ.

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

 

Đậu phụ tốt cho người bị gút

Người bị gút hoàn toàn có thể ăn được đậu phụ mà không phải lo ngại vấn đề gì. Đậu phụ được chế biến từ đậu nành, giàu canxi và dưỡng chất khác. Protein trong đậu phụ là đạm thực vật nên không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và cũng không làm tăng nồng độ axit uric máu nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng.

Đậu phụ không tốt cho người bị gút

Nhiều chuyên gia cho rằng đậu phụ chứa nhiều protein, nhân purin. Khi nạp vào cơ thể, đậu phụ sẽ bị chuyển hóa và có thể làm tăng lượng axit uric trong máu và dẫn đến bệnh gút.

4. Bệnh gút có ăn được canh cua không?

Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là canxi. Ngoài ra, vì thành phần trong thịt cua giàu đạm và purin nên thực phẩm này không tốt cho người bị bệnh gút.

Ngoài ra, cua đồng có tính hàn. Nếu ăn cua nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, làm các chỗ sưng, viêm khớp lâu lành và tăng mức độ đau nhức nhiều hơn. Vì vậy, nếu đang trong giai đoạn gút cấp tính thì không nên ăn canh cua, nhất là ăn thịt cua trực tiếp.

5. Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn mướp được không?

Thành phần của mướp giàu vitamin và các khoáng chất như vitamin A, C, kẽm, sắt, chất xơ… Ngoài ra, hàm lượng protein trong mướp thấp nên người bị bệnh gút hoàn toàn có thể ăn mướp.

6. Bệnh gút ăn đậu que được không?

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

Trong 100g đậu que chứa khoáng 31 calo, 7g carbohydrate, 3g đường, 3g chất xơ, 2g protein và không có chất béo. Bên cạnh đó, đậu que cũng giàu vitamin A, C, K, sắt, magie, kali, folate nên rất tốt cho sức khỏe.

Hàm lượng đạm và purin trong đậu que rất thấp nên người bị gút hoàn toàn có thể ăn được thực phẩm này. Đậu que không chứa chất béo nên người bị thừa cân, béo phì có thể ăn thoải mái.

7. Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Trong 100g thịt vịt có khoảng 25gram đạm, 20gram calorie và các dưỡng chất khác: sắt, kẽm, đồng, phốt pho, vitamin A, B, E, K…

Cùng với đó, hàm lượng purin trong thịt vịt cũng khá cao, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Vì vậy, người bị bệnh gút cấp tính nên hạn chế ăn thịt vịt. Nếu ăn, chỉ nên ăn ít và ăn đúng cách để không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

Với những người bị gút mãn tính thì nên kiêng hẳn thịt vịt vì ăn thịt vịt khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng và để lại những di chứng nguy hiểm.

8. Bệnh gút uống nước dừa được không?

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

Dừa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là vào những ngày nắng nóng có thể giúp thanh nhiệt cơ thể. Uống nước dừa thường xuyên rất tốt cho hệ tiêu hóa vì có tác dụng làm sạch dạ dày, tiêu diệt các loại vi khuẩn.

Trong y học, nước dừa còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như:

  • Điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Chống viêm nhiễm và các bệnh đường tiết niệu.
  • Ngăn ngừa bệnh sỏi thận.
  • Thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
  • Giảm mụn nhọt, đẹp da.

Đối với câu hỏi người bị bệnh gút có được uống nước dừa không? thì câu trả lời là “có”. Thậm chí, nước dừa rất tốt cho người bị bệnh gút. Trong nước dừa có các khoáng chất nên giống như chất điện giải tự nhiên, giúp trao đổi chất, hòa tan canxi, photpho và axit uric. Ngoài ra, khi kết hợp nước dừa với một số dược liệu còn có tác dụng giảm đau nhức do viêm khớp ở người bị gút.

9. Bệnh gút nên ăn gì? Bệnh gút uống sữa được không?

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

Một số nghiên cứu gần đây về bệnh gout chứng minh rằng sữa và những chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.. Một sự thật đáng ngạc nhiên là uống sữa với liều lượng thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout đến 43%.

Hơn nữa, nó còn có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout và cải thiện các triệu chứng gây sưng, đau nhứt các khớp xương.

Tuy nhiên, không phải loại sữa nào bệnh nhân gout cũng có thể uống được. Sản phẩm tốt nhất phù hợp với người bệnh gout là những loại sữa tươi ít béo, ít hoặc không có đường. Uống khoảng 1 – 3 cốc sữa mỗi ngày là điều cần thiết để làm giảm tình trạng của bệnh.

10. Bệnh gút uống nước cam được không?

10 câu hỏi thường gặp về chế độ ăn của người bị gút

 

Loại trái cây này chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường đề kháng và giúp cân bằng các chất cho cơ thể. Bởi vì bệnh gout có nguyên nhân trực tiếp là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Mà cam lại là một trong những loại quả chứa hàm lượng cao thành phần hoạt chất có chứa nhân purin có thể chuyển hóa dễ dàng thành acid uric.

Thêm vào đó vitamin C có trong loại quả này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, khiến quá trình loại bỏ những chất cặn bã ra ngoài cơ thể bị trì trệ. Điều này chỉ càng làm cho bệnh gout ngày một nặng hơn..

Như vậy, qua bài viết này, người bệnh đã có thể biết được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gút nên ăn gì. Hy vọng, bạn sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút hiệu quả hơn. Tốt hơn hết, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp nhất cũng như đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả.

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân gút có thể bổ sung thêm những sản phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa bệnh gút

Những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút

Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường

Nấm Lim Xanh Quảng Nam Rừng Xắt Lát (1kg)

1,600,000

Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường

Nấm Lim Xanh Rừng Quảng Nam Loại Đặc Biệt (1kg)

3,500,000

Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gout

Cây Nở Ngày Đất Khô

220,000

Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gout

Cây Nở Ngày Đất Tươi

90,000

Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *