Tên gọi khác: Tỏa Dương
Hình thái
Là loại dược thảo trông như một cây nấm, thường sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ thuộc họ đậu hoặc dâu tằm hay các loài tre…, cao 8-15 cm, củ sần sùi. Thân ký sinh là cuống cụm hoa mang 6-10 lá dạng vảy, phiến lá hình mũi mác dài 1,5-2 cm, rộng 1-1,5 cm.
Đặc điểm
Hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình bầu. Hoa đực không có cuống rõ, khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc xung quanh chân vảy bảo vệ, vảy hình trứng có 1 vòi nhụy. Nấm ngọc cẩu thường được tìm thấy từ độ cao 1500m mọc hoang tại các khu vực Tây Bắc điển hình như Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, mọc nhiều nhất ở hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh.
Công dụng
Người dân tộc Giao thường sử dụng lọài cây này để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như thông tiểu, niệu tiết. Bổ máu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, cụ thể là khi làm việc mệt mỏi hay đi tiểu đau buốt, đường tiêu hóa không tốt. Khi sử dụng thuốc sắc từ thảo dược này uống sẽ hết mệt mỏi và đau buốt, giúp hệ tiêu hóa ổn định.
Đối với chuyện quan hệ vợ chồng để tăng cường sinh lý cũng như kéo dài thời gian quan hệ thì nam giới hay sử dụng bằng cách ngâm rượu uống, nữ giới sắc thuốc uống thường xuyên sẽ kéo dài tuổi xuân và có làn da đẹp xóa các vết nám , tàn nhang, làm lành các khối u trong cơ thể.
Cách dùng
Nấm ngọc cẩu tươi khi hái về nên xắt lát, phơi khô rồi sắc nước uống dần hoặc ngâm với rượu sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Sắc nước: 100gr nấm ngọc cẩu đun với 2 lít nước còn lại 1 lít. Tiếp tục lấy bã nấu tiếp với 1.5 lít nước sắc còn lại 0.5 lít, hòa chung lại và chia nhiều lần uống trong ngày.
Ngâm rượu: 1kg nấm ngọc cẩu ngâm với 5 lít rượu ngon loại 1, ngâm khoảng 1 tháng là dùng được.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.