Ung thư dạ dày là bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 sau ung thư phổi, mỗi năm có đến 800.000 mắc mới. Vậy thực sự ung thư dạ dày có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của khối u dạ dày như thế nào? Ung thư dạ dày có khả năng chữa được không?
Mục lục
Ung thư dạ dày có nguy hiểm không?
Ung thư dạ dày có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo khảo sát, hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng cao. Căn bệnh đã cướp đi rất nhiều tính mạng. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân sống được thêm 5 năm. Còn nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa cho bệnh nhân sống thêm 5 năm là 84% và 10 năm là 64%.
Thực tế, ung thư dạ dày là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn gây ra biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí, có thể cướp đi tính mạng của con người một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư dạ dày?
Bệnh ung thư dạ dày chủ yếu thường gặp ở người trên 40 tuổi. Dựa trên khảo sát, nam giới có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn nữa gần gấp 2 lần. Ung thư dạ dày là ung thư biểu mô tuyến (chiếm 95% ca mắc bệnh). Bên cạnh đó, những người bị ung thư u lympho, tế bào vảy, u carcinoid cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Trong đó, tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vi khuẩn HP vào nhóm tác nhân hàng đầu dẫn đến ung thư dạ dày. Thực tế, không phải ai nhiễm HP cũng bị ung thư dạ dày. Bởi tỷ lệ người có HP và chuyển hóa thành ung thư dạ dày chỉ chiếm khoảng 1% số người có HP.
Ngoài ra, các bác sĩ còn cho rằng một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến ung thư dạ dày như:
- Do hóa chất
- Ô nhiễm môi trường
- Thói quen sinh hoạt
- Đồ ăn không đảm bảo vệ sinh
- Những món ăn nhiều muối chua, nhiều nitrate…
Bằng những nguyên nhân trên, nếu loại được các yếu tố này có thể ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.
Ung thư dạ dày tiến triển như thế nào?
Theo khảo sát, khoảng 80 – 90% trường hợp bị ung thư dạ dày xuất hiện di căn. Các tế bào ung thư sẽ di căn theo tĩnh mạch, bạch mạch đến lá lách, ruột, gan…
Ung thư dạ dày có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
- Chảy máu tiêu hóa
- Thủng dạ dày
- Hẹp hậu môn
- Di căn vào gan, phổi, thực quản…
Nếu không điều trị kịp thời, phẫu thuật căn bỏ thì tỉ lệ người tử vong do ung thư dạ dày là 100%. Trường hợp nếu không phẫu thuật có khoảng 2% số bệnh nhân sống thêm 5 năm.
Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?
Có thể nói, ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay trên thế giới. Vì thế, những người mắc căn bệnh này thường dự cảm kết thúc không có hậu. Thế nhưng tùy vào từng giai đoạn phát triển mà các bác sĩ có thể biết được bệnh có khả năng chữa khỏi hay không.
Với những trường hợp phát hiện bệnh sớm thì 90% bệnh nhân sẽ sống được thêm 5 năm, 70% người sống thêm 10 năm. Vì vậy, việc phát hiện sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Thông thường, sẽ có 3 phương pháp điều trị ung thư dạ dày:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Mối nguy hiểm từ khối u dạ dày như thế nào?
Khối u dạ dày là những cục u nổi trên bề mặt dạ dày. Những cục khối u này sẽ xuất hiện khi thành tế bào của niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nếu là khối u lành tính sẽ ít gây hại cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu là khối u ác tính sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Khối u dạ dày lành tính
Các khối u dạ dày lành tính có màu nâu nhạt, thường xuất hiện trên bề mặt dạ dày. Sự xuất hiện này có thể nhiều hay ít, rải rác khắp ruột và dạ dày. Khi phát triển, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ khu vực dạ dày bởi nơi đây có khả năng chuyển hóa thành ung thư rất cao. Điều này sẽ giúp cắt bỏ nguy cơ chuyển hóa thành khối u ác tính dẫn đến ung thư dạ dày.
Khối u dạ dày ác tính
Thực chất đây là khối u lành tính phát triển thành khối u ác tính. Các biểu hiện của sự chuyển biến này thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác về viêm loét dạ dày. Điều này, khiến người bệnh chủ quan, không kiểm tra sức khỏe.
Vì vậy, hầu hết các trường hợp bị ung thư dạ dày khi phát hiện đều ở giai đoạn muộn, di căn sang các bộ phận khác. Các triệu chứng thường gặp của bệnh giai đoạn này là:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Suy nhược cơ thể
- Thiếu máu
- Đau bụng quặn thắt
- Đi ngoài phân màu đen
Việc phát hiện sớm các khối u sẽ tiến hành hớt niêm mạc dạ dàu, tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 99%. Nếu ở giai đoạn muộn sẽ phải áp dụng cắt bỏ khối u, hóa xạ trị.
Mách nhỏ bạn đọc
Giá: 900.000 VNĐ/kg
Xáo tam phân có chứ một loại Saponin có tên gọi là Ginsenoside Rh2 đã được chứng minh là có thể kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính.
Thông tin liên hệ
Công Ty
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (08) 3968 3680