Ung thư bạch cầu ở trẻ em đang là căn bệnh báo động và khả năng sống sót cũng khá thấp. Bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, với bất kể ai. Với bệnh nhân là trẻ em, phụ huynh nên theo dõi tình trạng sức khỏe và những triệu chứng của bệnh ung thư bạch cầu để phòng và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Ung thư bạch cầu là căn bệnh ung thư chiếm tỉ lệ cao nhất trong các dòng ung thư ở trẻ em, chiếm khoảng 34% các ca bệnh. Bệnh thường tấn công vào trẻ em dưới năm tuổi và thường là con trai. Trong các trường hợp ung thư máu thì ung thư máu cấp tính là thường gặp nhất, chiếm khoảng 85% trường hợp bạch cầu.
Bệnh thường có triệu chứng là chảy máu, đau khớp, sốt cao, bầm da kéo dài hoặc tái phát liên tục. Các biểu hiện này thường xảy ra khi trẻ bị vấp ngã, chấn thương vì vậy cha mẹ thường chủ quan cho rằng bệnh sẽ khỏi sau một thời gian, khi chẩn đoán cũng có nhiều bác sĩ nhầm lẫn bệnh với các bệnh về xương khớp, chỉ đến khi qua nhiều tháng, bệnh vẫn không thuyên giảm mới đem đi khám và phát hiện ung thư.
Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản của bệnh mà cha mẹ cần chú ý:
– Sốt cao kéo dài
– Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn
– Sưng khớp gối, đau chân, da xanh
– Các vết bầm xuất hiện nhiều, khó khỏi
– Chảy máu mũi, miệng
– Nổi hạch ở cổ
Nguyên nhân gây bệnh
Về cơ bản, căn nguyên của bạch cầu trẻ em cũng tương tự như trên người lớn, đó là sự tăng trưởng ác tính của các tế bào máu kì lạ được tạo ra trong quá trình tạo máu của tủy xương. Tuy nhiên về lí thuyết là như vậy, nhưng nguyên nhân gây ra bệnh thực sự đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Các nhà khoa học chỉ có thể chỉ ra rằng bệnh xuất phát từ một số nguy cơ như:
– Lây nhiễm phóng xạ: nếu trẻ nhỏ tiếp xúc với phóng xạ hoặc được cấy ghép phóng xạ do bị các bệnh khác như ung thư tuyến giáp thì cũng rất dễ mắc bệnh. Trên thực tế, phóng xạ là một trong những nguyên nhân gây ung thư lớn nhất do tính chất gây đột biến gene của nó.
– Môi trường: nếu trẻ sinh trưởng trong một môi trường nhiều virus, độc hại cũng rất dễ tạo ra các bất thường và mắc ung thư máu.
– Trẻ bị bệnh về biến đổi gene: các trẻ bị các bệnh về gene như thiểu năng trí tuệ thường có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn những trẻ bình thường.
Điều trị ung thư bạch cầu ở trẻ em
Về các liệu pháp chữa bệnh thường bao gồm: hóa trị, xạ trị, ghép tủy và điều trị tế bào gốc. Một chu trình điều trị khép kín thường kéo dài khoảng 2 -2,5 năm. Điều đáng mừng là ở nhiều nước phát triển, một số trường hợp ung thư máu ở trẻ em có thể chữa trị gần như khỏi hoàn toàn. Đối với các trường hợp còn lại nếu điều trị tốt trẻ có thể sống hơn năm năm. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong đối với ung thư máu vẫn là quá cao, vì vậy để tăng khả năng sống cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ khám sức khỏe tổng quát mỗi năm, quan sát và chú ý tới sức khỏe của trẻ để luôn phát hiện nếu như trẻ có dấu hiệu bất thường.
Ung thư bạch cầu gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân nhất là với đối tượng trẻ em. Phụ huynh nên quan tâm và theo dõi sức khỏe của con em mình phòng tránh những trường hợp xấu nhất liên quan tới căn bệnh ung thư quái ác này.
Mách nhỏ bạn đọc
Giá: 900.000 VNĐ/kg
Xáo tam phân có chứ một loại Saponin có tên gọi là Ginsenoside Rh2 đã được chứng minh là có thể kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính.
Thông tin liên hệ
Công Ty
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (08) 3968 3680