Các tế bào não có thể được thay thế, có thể thay đổi được tư duy trong não bộ và củng cố trí nhớ… Thế nhưng hầu hết mọi người lại không biết điều này mà tin vào điều ngược lại.
Liệu chúng ta có thể cải thiện trí nhớ, làm giảm nguy cơ của bệnh Alzheimer và giữ cho bộ não luôn “trẻ” – tức là không có dấu hiệu gặp các “trục trặc” ở não khi về già?
Câu trả lời đúng là: Chúng ta hoàn toàn có thể.
Dưới đây là những điều hoàn toàn sai lầm khi nói về não bộ, thế nhưng rất nhiều người lại tin rằng đó là sự thật.
1. Trong cuộc sống, bộ não của chúng ta liên tục bị mất các tế bào và các tế bào này sẽ không bao giờ được thay thế
Sự thật: Chúng ta bị mất các tế bào não như một quá trình hao mòn tự nhiên (khoảng trong một giây), nhưng các tế bào này sẽ được thay thế và thậm chí tăng lên trong một quá trình được gọi là phát triển “tế bào thần kinh.”
Vài ngàn tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi ngày trong vùng hippocampus (vùng trí nhớ ngắn hạn). Chúng ta có thể thúc đẩy sự ra đời của các tế bào mới bằng cách học hỏi những điều mới, thái độ chấp nhận rủi ro và duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này giúp giảm căng thẳng về cảm xúc và chấn thương não bộ vì chúng có thể ức chế tế bào thần kinh ở não.
Bạn hoàn toàn có thể cải thiện chức năng của não bộ, nhất là trong việc cũng cố trí nhớ.
2. Bộ não được điều khiển và không thể thay đổi
Sự thật: Bộ não của chúng ta thực sự vô cùng linh hoạt, chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của não. Bởi não là hệ thần kinh và nó phụ thuộc vào ý muốn của chúng ta, nhất là khi chúng ta cần trải nghiệm những điều mới, giải quyết các mục tiêu mới và thay đổi kinh nghiệm.
Mạch của não có thể được định hình lại bởi những suy nghĩ, mong muốn và kinh nghiệm của chúng ta. Điều này thể hiện rõ nhất khi một người phục hồi sức khỏe sau khi bị thương hoặc khi bạn làm việc hoặc học một kỹ năng mới.
3. Giảm trí nhớ đi kèm với tuổi tác và không thể thay đổi được
Sự thật: Bạn có thể ngăn chặn và thậm chí đảo ngược sự suy giảm trí nhớ theo tuổi tác. Đừng bao giờ đổ lỗi cho tuổi già làm bạn giảm trí nhớ vì não của chúng ta có khả năng “thần kì” là ghi nhớ tốt mọi thứ bất kể chúng ta bao nhiêu tuổi.
Thực tế là, với những điều mới, bạn cần phải “học” nó trước tiên thì mới có thể nhớ lâu được. Ngoài ra, những kỷ niệm gắn liền với những cảm xúc của bạn sẽ lưu lại trong trí nhớ của bạn lâu và rõ ràng hơn những kỷ niệm đơn giản.
Để tăng cường trí nhớ, bạn cần quan tâm đến tất cả mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình, quan sát và ghi nhận chúng vào trong trí nhớ của mình.