Bộ tộc Hunzas với dân số khoảng 30.000 người sống ven đỉnh núi của dãy Himalaya, họ ăn chay, không khí trong lành, gần 1000 năm qua chưa có một người nào mắc ung thư
Đó là bộ tộc Hunzas sống ở điểm cực bắc của Ấn Độ, nơi biên giới Kashmir, Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan giáp ranh. Họ ăn chay, dùng thực phẩm không hóa chất, môi trường tự nhiên trong lành, vận động nhiều và hít thở xua tan căng thẳng giúp tránh xa các căn bệnh thời đại nhất là ung thư.
Ở bộ tộc này, người sống trên 100 tuổi rất phổ biến, họ vẫn giữ sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn, họ sống ở độ cao hơn 3000 mét và cách biệt hoàn toàn với cuộc sống phồn hoa đô thị.
Mặc dù được xem là nhóm người tách khỏi thế giới văn minh, công cuộc công nghiệp hóa, nhưng cuộc sống của họ gắn liên với thiên nhiên và là hạnh phúc nhất thế giới.
Tại đây, khoảng cách tuổi giữa cha con nhiều khi lên tới 90 tuổi, họ rất ít mắc bệnh tật, sức khỏe dẻo dai. Bộ tộc này có nhiều bí quyết để sống thọ, sống khỏe, đặc biệt bí quyết liên quan đến dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống của họ rất thanh đạm, có chừng mực được coi là yếu tố quyết định bởi điều kiện khí hậu và địa lý khá khắc nghiệt trên những hẻm núi cao. Người Hunzas chỉ ăn hai bữa một ngày. Bữa ăn đầu tiên lúc 12g trưa.
Người dân nơi đây dậy từ rất sớm, lao động vất vả và tiêu tốn nhiều năng lượng nhưng ăn sáng rất trễ. Khác với lối sống hiện đại, người Hunzas ăn uống chủ yếu để đủ duy trì sức khỏe hơn là cho sự thỏa mãn khẩu vị, bữa ăn của họ cũng được chế biến giản đơn.
Người dân được sử dụng thực phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chứa bất kỳ hóa chất nhân tạo nào. Mọi thứ đều tươi, sạch nhất có thể, gần với tự nhiên, nguồn gốc sản xuất và không phải bảo quản theo một chu trình phức tạp. Không có hóa chất hay phân bón nhân tạo được sử dụng trong các khu vườn của người Hunzas.
Trái cây và rau quả được người dân nơi đây ăn một cách thường xuyên và ưa thích là khoai tây, đậu, đậu Hà Lan, cà rốt, củ cải, bí, rau bina, rau diếp, táo, lê, đào, mơ, anh đào và mâm xôi. Các loại rau củ được sử dụng tươi sống hoặc nấu chín đơn giản.
Sữa và pho mát là nguồn protein động vật quan trọng. Thịt chỉ dành cho những dịp đặc biệt như đám cưới hoặc lễ hội và mỗi người được một khoanh thịt nhỏ, hầm kỹ. Thịt là một phần rất nhỏ trong chế độ ăn uống hàng ngày nên cũng có thể coi họ là bộ tộc ăn chay.
Sữa chua được người bộ lạc ưa chuộng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Quả óc chó, quả phỉ, hạnh nhân thường chiếm phần lớn trong một bữa ăn. Bánh nướng truyền thống “chapatti” được họ sử dụng hầu hết mỗi bữa.
Loại bánh này được làm từ lúa mì, hạt kê, kiều mạch, bột lúa mạch, không được tinh chế và giữ nguyên lớp vỏ cám quý giá, giàu dinh dưỡng của ngũ cốc. Loại bánh này không qua phương pháp tẩy trắng tinh bột như bánh mì chúng ta thường sử dụng vô tình loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
Đặc biệt, phần mầm của hạt có đặc tính dinh dưỡng cao, nhất là vitamin E, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tình dục ở cả người và động vật.
Một yếu tố khác mang lại sức khỏe dẻo dai của người dân bộ lạc là họ dành nhiều giờ đi bộ đường dài dọc con đường núi dốc đứng mỗi ngày. Bí quyết sức khỏe tuyệt vời của người Hunzas chính là việc họ đều đặn mỗi ngày vận động ở ngoài trời để tận dụng lợi thế của khí núi tinh khiết, mà tự thân nó đã có lợi đối với sức khỏe. Quãng đường dốc núi mà dân bộ lạc vượt qua dễ dàng mỗi ngày từ 15 hoặc 20 km.
Ngoài tập thể dục hàng ngày, người Hunzas thực hành một số kỹ thuật yoga cơ bản, đặc biệt là thở yoga theo phương thức chậm, sâu và sử dụng toàn bộ khoang ngực. Đó là phương pháp thư giãn và chìa khóa cho sức khỏe.
Người Hunzas bắt đầu một ngày rất sớm, trung bình khoảng 5h, giúp họ tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đi ngủ vào lúc chập tối. Một lối sống hoàn toàn hài hòa với thiên nhiên do họ không sử dụng điện, dầu.
Thói quen của họ chứng tỏ giấc ngủ sâu và sớm sẽ tái sinh năng lượng cho cơ thể vào lúc nửa đêm và chúng ta có thể học hỏi. Người dân ở đây dường như hoàn toàn miễn nhiễm với các căn bệnh thời đại. 900 năm nay không có ai trong bộ lạc của họ bị ung thư và được xem là dân tộc khỏe mạnh trường thọ nhất thế giới.