Bệnh gan thường gặp ở người lớn, tuy nhiên ở trẻ em cũng gặp phải thường do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Trẻ mắc phải căn bệnh này ngày một nhiều hơn và đang là nỗi lo lắng cho cả giới y khoa. Chính vì vậy, hiểu về viêm gan ở trẻ em có thể phòng tránh được những hệ lụy sau này.
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh gan ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân, trong đó do trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về sinh lý của gan nên ảnh hưởng sự tiếp xúc cũng như phản ứng lại khi cơ thể trẻ tiếp xúc với chất độc hay virus (A, B, C…). Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể mắc bệnh gan di truyền hoặc có nguyên nhân rối loạn chuyển hóa.
Các bệnh gan phát hiện ở trẻ em thường do viêm nhiễm, di truyền, rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh mạn tính. Điều này chứng tỏ trẻ có thể mắc bệnh gan do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh hoặc do các vấn đề sức khỏe khác của trẻ.
Các yếu tố thuận lợi gây bệnh gan ở trẻ em gồm:
Do trẻ chưa hoàn thiện về sinh lý của gan trong thời gian chu sinh và những thay đổi quan trọng của quá trình chuyển hóa của gan trong thời gian thơ ấu. Chính những thay đổi này ảnh hưởng sự tiếp xúc cũng như phản ứng lại khi cơ thể trẻ tiếp xúc với chất độc hay virus.
Mọi người thường nghĩ bệnh gan chỉ gặp ở người lớn nhưng trong thực tế, bệnh gan đang gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em, làm trì trệ đến sự phát triển của trẻ cũng như là gánh nặng chi phí điều trị cho các gia đình và đất nước.
Ví dụ, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đã trở thành nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh gan mạn tính ở trẻ em và thanh thiếu niên ở các nước phương Tây và cả các nước đang phát triển khi đời sống vật chất đã được nâng cao. Số lượng trẻ bị béo phì càng nhiều, không chỉ là yếu tố nguy cơ của bệnh gan nói riêng và còn là các bệnh lý chuyển hóa khác nói chung.
Ngoài ra, còn có các bệnh gan ở trẻ em khác cũng cần được phát hiện sớm và điều trị triệt để trước khi gây tổn thương gan mạn tính:
- Viêm gan siêu vi B
- Viêm gan siêu vi C
- Viêm gan tự miễn
- Xơ gan bẩm sinh
- Bệnh gan di truyền như bệnh lưu trữ glycogen, bệnh Wilson, thiếu Alpha1-antitrypsin, bệnh xơ nang…
- Bệnh đường mật bẩm sinh
- U nang đường mật
- Viêm dạ dày tá tràng
- Thuốc và độc tố như isoniazid, methotrexate, dư vitamin A
Bệnh gan mạn tính ở trẻ em và biểu hiện
Biểu hiện bệnh gan mạn tính ở trẻ không rõ ràng, thường diễn biến âm thầm- Viêm gan mạn tính thể tồn tại thường chỉ phát hiện được bằng xét nghiệm cận lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng như vàng da, sốt… chỉ gặp trong đợt cấp hoặc viêm gan mạn tính thể tấn công… Triệu chứng ngoài gan thường thấy ở trẻ là :
- Đau khớp,
- Viêm đa khớp
- Giãn mạch hình sao
- Lòng bàn tay son
- Sạm da
- Trứng cá
- Mất kinh
- Viêm cầu thận
- Viêm nút quanh động mạch
- Các bất thường vận động ngoại tháp ở các bệnh nhân Wilson.
Các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ bị bệnh gan mãn tính là gì?
Những bệnh gan ở trẻ em làm tổn thương nhu mô gan kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau đây:
- Bệnh não gan: giảm chức năng não do sự tích tụ các chất độc hại trong máu
- Vàng da: sự đổi màu vàng của da và lòng trắng mắt của trẻ do nồng độ bilirubin (sắc tố mật) cao bất thường trong máu
- Bệnh rối loạn đông máu: một rối loạn chảy máu xảy ra khi máu không đông và có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều từ một vết cắt nhỏ hay chảy máu tự phát trong não, trên da, đường tiêu hóa
- Tăng áp cửa: áp lực cao bất thường trong tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch đưa máu từ ruột đến gan, làm hình thành và tích tụ dịch trong ổ bụng. Nếu áp lực của các tĩnh mạch khác trên thực quản hoặc niêm mạc dạ dày cũng tăng cao thì sẽ có nguy cơ vỡ dãn và gây xuất huyết tiêu hóa.
- Suy dinh dưỡng: Gan to có thể gây đau bụng ho
Điều trị bệnh gan trẻ em
Tuỳ thuộc vào trẻ, mức độ bệnh, tổn thương gan ở giai đoạn nào mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phụ hợp. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu của điều trị là để ngăn chặn tổn thương cho gan, giúp giảm bớt các triệu chứng, ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm gan do virus.
Có thể dùng thuốc để kiểm soát ngứa, điều trị virus hoặc kiểm soát một bệnh tự miễn dịch. Bên cạnh đó, cần có chế độ chăm sóc hỗ trợ để giúp cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ. Với những bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối, có thể được cân nhắc ghép gan.
Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng ngừa bệnh gan cho trẻ cần cho trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B ngay khi trẻ lọt lòng mẹ. Với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B thì cần được tiêm thuốc dự phòng ngay khi mới sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ. Sữa mẹ đã được phát hiện chứa nhiều loại kháng thể để chống lại các virus. Do vậy, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có thể phòng ngừa được nhiều bệnh một cách hiệu quả.
Với trẻ lớn hơn cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ các nhóm thực phẩm. Mẹ cần chuẩn bị cho con khẩu phần ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Môi trường sống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh. Năng cho trẻ vận động ngoài trời để thích nghi với thời tiết và tăng khả năng phòng bệnh
Để hỗ trợ phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị bệnh xơ gan mọi người có thể bổ sung thêm những sản phẩm chức năng có tác dụng giải độc và bảo vệ gan
Những sản phẩm này thường có thành phần là thảo dược. có hàm lượng cao những chất chống oxy hóa có thể đáp ứng trong việc điều trị viêm gan virus do tác dụng làm giảm quá trình peroxide hóa lipid ở gan và tăng cường chức năng gan.
Những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan
Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường
Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường
Cây Giống
Hỗ Trợ Ngăn Ngừa Bệnh Ung Thư
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Ung Thư
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Gan
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Gan
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Gan
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn