Biến chứng bệnh tiểu đường có thể gây mù mắt

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh. Biến chứng trên mắt là một trong những biến chứng thường gặp và xuất hiện sớm ở những bệnh nhân tiểu đường, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mù lòa. Vậy tại sao biến chứng tiểu đường gây mù mắt? Biện pháp phòng ngừa tối ưu là gì? 

Nếu bệnh nhân tiểu đường không phát hiện ra bệnh sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát đường huyết thì sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

Biến chứng tiểu đường gây mù mắt

 – Biến chứng cấp tính: Tụt đường huyết, nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…

 – Biến chứng mãn tính: Đây là hậu quả của tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài hoặc dao động lên xuống thất thường gây ra:

  • Biến chứng mạch máu lớn: Tai biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi, động mạch vành,…
  • Biến chứng mạch máu nhỏ: Biến chứng mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh…

 Trong đó, biến chứng trên mắt là một biến chứng mãn tính xuất hiện sớm và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh nhân rất dễ bị mù lòa. Vậy tại sao biến chứng tiểu đường lại gây mù mắt? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.

Mục lục

Tại sao biến chứng tiểu đường gây mù mắt?

Bệnh nhân tiểu đường nếu không kiểm soát đường huyết tốt, đường huyết tăng cao kéo dài và không ổn định sẽ làm cản trở lưu thông máu trong cơ thể, khiến hệ thống vi mạch tại nhãn cầu bị tổn thương. Từ đó, gây ra nhiều bệnh lý bất thường tại mắt như: Tăng nhãn áp, bệnh glaucoma (mắt đau dữ dội, đỏ mắt, chảy nước mắt), bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Khi bệnh nhân tiểu đường không có biện pháp điều trị kịp thời các biến chứng nặng ở mắt như bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể sẽ gây mù mắt và mất khả năng nhìn nhận vĩnh viễn. Cụ thể là:

Bệnh võng mạc mắt

Biến chứng tiểu đường gây mù mắt

Võng mạc là lớp chứa tế bào thần kinh phía sau mắt, có chức năng tiếp nhận thông tin hình ảnh và truyền đến não để xử lý. Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết trong máu tăng cao trong thời gian dài khiến các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị tổn thương, thậm chí là tắc mạch máu nhỏ. 

Khi bệnh chuyển biến nặng thì sẽ có càng nhiều mạch máu bị tắc nghẽn, các chất dịch thoát ra từ mạch máu sẽ tích tụ nhiều làm lớp võng mạc bị tách ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mù lòa vĩnh viễn.

 Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường bởi đa số bệnh nhân có biến chứng này không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi bệnh nặng. 

Bệnh đục thủy tinh thể

Biến chứng tiểu đường gây mù mắt

Đục thủy tinh thể cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường có thể gây mù mắt. Thủy tinh thể có vai trò như một ống kính để truyền hình ảnh từ bên ngoài đến võng mạc. Ở bệnh nhân tiểu đường, khi đường huyết tăng cao, một phần glucose được chuyển thành sorbitol. Loại đường này tích tụ ở mắt khiến protein trong dịch kính bị lắng cặn, vẩn đục làm khả năng quan sát giảm xuống, mức độ vẩn đục càng nặng thì thị lực càng giảm. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể dẫn tới mù mắt.

Như vậy, các biến chứng tiểu đường trên mắt rất dễ dẫn tới mù lòa nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường gây mù mắt

Để phòng ngừa biến chứng tiểu đường gây mù mắt, người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Kiểm tra mắt: Ngay khi phát hiện bệnh đối với bệnh nhân tiểu đường typ 1 và sau 3-5 năm đối với bệnh nhân tiểu đường typ 2. Sau đó, kiểm tra định kỳ 1 năm 1 lần.
  • Nếu người bệnh tiểu đường thấy có dấu hiệu: Nhìn mờ, khó đọc sách báo, nhìn đôi, đau một hoặc cả 2 mắt, mắt đỏ, không nhìn rõ 2 bên… thì cần sớm đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. 
  • Kiểm soát tốt đường huyết: Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc, tăng hay giảm liều, trao đổi lại ngay với bác sĩ khi thấy các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời. Bởi các loại thuốc tây y như “con dao 2 lưỡi”, nếu người bệnh dùng trong thời gian dài và không sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ nhanh chóng gây hại đến gan, thận kèm theo nhiều tác dụng phụ khác như: Tụt đường huyết, dị ứng thuốc, rối loạn tiêu hóa…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế thực phẩm giàu tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai, miến…), bánh kẹo, hoa quả ngọt (mít, chuối, na, sầu riêng…), không uống rượu bia… Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại hoa quả ít đường như bưởi, cam, táo, ổi,.. 
  • Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Các nhà khoa học đã nghiên cứu, chứng minh được nhiều thảo dược có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Những sản phẩm này thường có thành phần là thảo dược. có hàm lượng cao những dưỡng chất có thể đáp ứng trong việc điều trị  bệnh tiểu đường và không mang lại tác dụng phụ cho cơ thể 

*Bệnh nhân nên trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng bệnh để lựa chọn sản phẩm phù hợp

Những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường

Nấm Lim Xanh Quảng Nam Rừng Xắt Lát (1kg)

1,600,000

Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường

Nấm Lim Xanh Rừng Quảng Nam Loại Đặc Biệt (1kg)

3,500,000

Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường

Hạt Chùm Ngây

800,000

Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường

Giảo Cổ Lam

320,000

Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *