các phương pháp điều trị bệnh ung thư buồng trứng

 

Để xác định mức độ thực tế của ung thư buồng trứng, thăm dò phẫu thuật hay xác định giai đoạn là cần thiết. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ kiểm tra màng bụng, là lớp lót bên trong của bụng. Dịch trong bụng được gửi đi xét nghiệm với việc phân tích dưới kính hiển vi. Ngoài việc xác định giai đoạn của ung thư, mục đích của phẫu thuật là để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt. Thường thì điều này bao gồm cắt bỏ buồng trứng, tử cung và hệ bạch huyết xung quanh nó.

Điều trị ung thư buồng trứng bổ sung sau phẫu thuật sẽ được xác định bởi giai đoạn của bệnh, mức độ của bệnh và loại ung thư. Đối với bệnh giai đoạn rất sớm và các loại không xâm lấn, việc điều trị tiếp theo có thể không cần thiết. Đối với các loại ung thư xâm lấn và tiến triển nặng hơn, hóa trị là lựa chọn điều trị tốt nhất.

1. Điều trị ung thư buồng trứng

Việc điều trị ung thư buồng trứng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến bệnh và sức khoẻ chung của bệnh nhân. Bệnh nhân thường được điều trị bởi một nhóm các chuyên gia. Nhóm này có thể bao gồm một bác sĩ phụ khoa, một bác sĩ ung thư phụ khoa, một bác sĩ ung thư nội khoa và/hoặc một bác sĩ tia xạ. Nhiều phương pháp khác nhau được kết hợp trong điều trị ung thư buồng trứng.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ban đầu thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Buồng trứng, vòi dẫn trứng, tử cung và cổ tử cung thường được cắt bỏ. Phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt tử cung cùng với buồng trứng-vòi dẫn trứng hai bên. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật còn cắt bỏ mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Phân giai đoạn trong khi phẫu thuật (để phát hiện xem ung thư đã lan chưa) thường liên quan tới việc vét hạch, lấy mẫu mô ở cơ hoành và các cơ quan khác trong ổ bụng và dịch cổ trướng. Nếu ung thư đã lan, bác sĩ thường cô’ gắng cắt bỏ hết tế bào ung thư trong một quá trình gọi là phẫu thuật cắt bỏ tối đa khối u. Phẫu thuật cắt bỏ tối đakhối u làm giảm lượng tế bào ung thư phải điều trị sau này bằng hóa chất hoặc tia phóng xạ.

Hóa trị liệu là dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể áp dụng hóa trị liệu để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật, để kiểm soát sự tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua catheter, một ống mảnh. Đặt ống thông vào một tĩnh mạch lớn và lưu lại tại chỗ trong thời gian cần thiết. Một số loại thuốc điều trị ung thư ở dạng viên uống. Dù những loại thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch hay uống cũng đều đi vào mạch máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Một cách khác để thực hiện hóa trị liệu là đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông. Bẳng phương pháp này, được gọi là hóa trị liệu trong phúc mạc, hầu hết các thuốc được giữ lại trong ổ bụng.

Sau khi hóa trị liệu kết thúc, có thể tiến hành phẫu thuật xét nghiệm lần hai để quan sát ổ bụng trực tiếp. Bác sĩ phảu thuật có thể lấy dịch và mẫu mô để xem thuốc điều trị ung thư có tác dụng không.

Tia xạ trị liệu, còn được gọi là liệu pháp phóng xạ, là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu chi ảnh hưởng tới tế bào ở vùng chiếu xạ. Tia phóng xạ có thể xuất phát từ một máy (phóng xạ ngoài). Một số bệnh nhân được điều trị bâng tia phóng xạ trong màng bụng trong đó dung dịch phóng xạ được đưa trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.

Thử nghiệm lâm sàng để đánh giá các phương pháp điều trị ung thư mới là một lựa chọn điều trị quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng. Trong một số nghiên cứu tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. Trong những nghiên cứu khác bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau bằng cách áp dụng phương pháp điều trị mới khả quan cho một nhóm bệnh nhân và phương pháp điều trị thông thường (phương pháp chuẩn) cho một nhóm bệnh nhân khác. Qua những nghiên cứu này bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị ung thư mới hiệu quả hơn.

Các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị:
Điều trị ung thư buồng trứngCác tác dụng phụ do điều trị ung thư phụ thuộc vào phương pháp điều trị và khác nhau ở từng bệnh nhân. Bác sĩ và y tá sẽ giải thích các tác dụng phụ có thể gặp do điều trị và đưa ra các cách giải quyết các vấn đề gặp phải trong và sau điều trị.
Phẫu thuật gây ra cơn đau ngắn và tăng nhạy cảm ở vùng phẫu thuật. Sự khó chịu hoặc đau sau phẫu thuật có thể kiểm soát bằng thuốc. Bệnh nhân cần thảo luận về phương pháp giảm đau với thầy thuốc. Trong vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi đi tiểu và nhu động ruột chưa trở lại.

Cắt buồng trứng cũng có nghĩa là nguồn nội tiết estrogen và progesterone của cơ thể sẽ mất và bệnh nhân sẽ mất kinh. Các biểu hiện của mãn kinh như cơn bốc nóng, khô âm đạo xảy ra sớm sau phẫu thuật. Một vài liệu pháp thay thế hormone có thể dùng để làm giảm các triệu chứng này. Việc quyết định dùng là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Những phụ nữ bị ung thư buồng trứng nên thảo luận với bác sĩ của họ về những nguy cơ và lợi ích của việc dùng nội tiết thay thế.

Hóa trị tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các tác dụng phụ phụ thuộc nhiều vào loại thuốc và liều lượng thuốc được sử dụng. Các tác dụng phụ thường gặp khi điều trị hóa chất là buồn nôn và nôn, ăn không ngon, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng. Một số thuốc dùng trong ung thư buồng trứng có thể làm giảm khả năng nghe và gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cần truyền nhiều dịch.

Xạ trị, giống như hóa trị cũng tác động đến cả tế bào lành và tế bào ung thư. Các tác dụng phụ do xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều xạ và phần cơ thể bị chiếu xạ. Tác dụng phụ hay gặp khi chiếu xạ vào vùng bụng là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đái khó, ỉa chảy và biến đổi da vùng bụng. Xạ trị trong phúc mạc có thể gây đau bụng và tắc ruột.

Theo dõi định kỳ sau điều trị:
Theo dõi chăm sóc sau điêù trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Kiểm tra đều đặn bao gồm thăm khám lâm sàng và làm PAP test . Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm như chụp phổi, chụp cắt lớp, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu và định lượng CA-125. Bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra cho họ các bệnh ung thư khác. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng thường có nguy cơ cao bị ung thư vú hoặc ung thư đại tràng. Hơn nữa, việc dùng một số thuốc chống ung thư có thể gây một ung thư thứ phát như ung thư máu.

2. Khám định kỳ theo dõi ung thư buồng trứng
Theo dõi sau khi điều trị ung thư buồng trứng là rất quan trọng. Khám định kỳ thường bao gồm khám lâm sàng chung, khám vùng chậu và nghiệm pháp Pap. Bác sĩ còn tiến hành các xét nghiệm bổ sung như chụp X quang lồng ngực, chụp cát lớp vi tính, phân tích nước tiểu, xét nghiệm công thức máu và CA-125.

Bên cạnh việc khám theo dõi để phát hiện bệnh tái phát, bệnh nhân có thể muốn hỏi bác sĩ về việc khám thăm dò để phát hiện ra các loại ung thư khác. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có nguy cơ ung thư vú và đại tràng cao hơn. Bên cạnh đó, điều trị bằng một số loại thuốc nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư thứ hai, chẳng hạn như bệnh ung thư tế bào máu.

Mách nhỏ bạn đọc

xao tam phan

Giá: 900.000 VNĐ/kg

Xáo tam phân có chứ một loại Saponin có tên gọi là Ginsenoside Rh2 đã được chứng minh là có thể kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính.


Thông tin liên hệ

Công Ty nam lim xanh - gtd

Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (08) 3968 3680

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *