Bệnh gout càng ngày càng phổ biến và gây đau đớn cho bệnh nhân mắc phải. Tuy vậy, mọi người hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh gout hiệu quả nếu từ bỏ những thói quen xấu có hại trong cuộc sống.
Một số người thường xem nhẹ bệnh gout và nghĩ rằng đó là bệnh của người giàu hoặc không có gì đáng lo ngại. Nhưng sự thật là bệnh này rất phổ biến và có thể gây ra đau nhức nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời
Xem thêm: Thực phẩm gây bệnh gout
Mục lục
Những thói quen xấu cần bỏ ngay để phòng tránh bệnh gout
Ăn thức ăn nhiều đường và “đồ ăn vặt”
Đường fructose, thường được tìm thấy trong siro bắp và các siro pha ngọt khác, có thể tăng lượng acit uric trong máu một cách đáng kể. Khi acid uric được hình thành, nó sẽ tạo ra những tinh thể hình kim (monosodium urate), là nguyên nhân gây đau nhức và viêm khớp, hay còn được gọi là bệnh gout.
Thức ăn chứa nhiều đường, chất pha ngọt, và thực phẩm đã qua chế biến thường là nguyên nhân chính gây bệnh gout. Vì vậy, thay vì uống soda và nước trái cây chứa nhiều đường, hãy thử thay thế bằng nước tinh khiết hoặc nước ép trái cây nguyên chất.
Hãy luôn để ý thành phần của các sản phẩm bạn mua ở cửa hàng tạp hóa. Tránh mua các loại thực phẩm chứa đường frutose có trong siro bắp, hoặc chỉ dùng thức ăn có đường hay các loại khác của siro bắp ở mức tối thiểu.
2. Ăn nhiều thịt và cá trong khẩu phần ăn hàng ngày
Tất cả các loại thịt thường chứa hàm lượng purin cao, thường tăng lượng acid uric dẫn đến nguyên nhân gây bệnh gout. Bạn không nhất thiết phải kiêng thịt tuyệt đối, nhưng lời khuyên ở đây là chỉ nên dừng lại ở mức khoảng 113g đến 170g mỗi ngày. Thịt nạc luôn an toàn hơn thịt mỡ.
3. Ăn các loại thịt có nguy cơ mắc bệnh gout cao
Một số thực phẩm nhất định thường chứa lượng purin cao, dẫn đến sự tấn công của bệnh gout. Cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày hoặc chỉ nên ăn ở dịp đặc biệt với một lượng nhỏ, ví dụ như: thận, gan, não và thịt đỏ…
4. Ăn nhiều chất béo trong bữa ăn hàng ngày
Chất béo trong thức ăn hàng ngày, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm chậm tiến trình của acid uric và làm cho cơn gout trở nên đau đớn hơn. Nếu cần thiết, hãy cố gắng tìm những phương pháp khác để giảm việc hấp thụ chất béo và tăng cường sức khỏe.
Nếu bạn thường uống sữa nguyên kem, hãy thử đổi qua sữa đã tách kem hoặc chỉ chứa 1% lượng chất béo. Nếu bạn có thói quen ăn thức ăn khô, hãy thử thay thế bằng rau xào hoặc thịt gà nướng.
5. Uống bia và rượu
Đồ uống có cồn cũng có mối liên kết đến bệnh gout. Trong bia thường có men bia và men này lại chứa nồng độ purin cao. Vì vậy, uống nhiều bia có nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh gout của bạn trở nên trầm trọng hơnPhương pháp an toàn để hấp thụ cồn vào cơ thể là uống từ 1 đến 2 cốc rượu (khoảng 150 ml) mỗi ngày. Uống một ít rượu trong bữa ăn hàng ngày không có nghĩa là sẽ không bị bệnh gout. Nó chỉ được ví như là thức uống thay thế an toàn hơn bia.
6. Cố gắng giảm cân quá mức
Trong trường hợp bạn thừa cân hoặc béo phì, thì việc giảm cân là điều hữu ích nên làm. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang duy trì cân nặng khỏe mạnh theo sự hướng dẫn của bác sỹ, đừng cố gắng giảm cân. Thay vào đó, hãy ăn theo chế độ ăn lành mạnh và khoa học.
Cố gắng theo dõi và nắm rõ khẩu phần ăn uống của bạn hằng ngày. Kiểm tra xem liệu có loại thức ăn nào đặc biệt liên quan đến việc tấn công của bệnh gout hay không. Cơ thể mỗi người là khác nhau, nên một số loại thực phẩm có thể có tác động rõ rệt lên cơ thể bạn hơn những người khác.
Để hỗ trợ việc điều trị bệnh có hiệu quả cao, bệnh nhân gút có thể bổ sung thêm những sản phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa bệnh
Những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gou
Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường
Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gout
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gout
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn