Biến chứng bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh tiểu đường. ây cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng, điều trị khó khăn, có thể khiến bệnh nhân thường phải cắt cụt chi dưới. Phòng ngừa biến chứng bàn chân của người bệnh tiểu đường là một vấn đề rất cần thiết.
Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể nên rất dễ tổn thương. Ở bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó, nguy cơ cắt cụt chi là rất cao.
Phòng ngừa biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường
Loại biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết của mình; phải ổn định đường huyết sớm và tích cực ngay từ khi phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, phải ổn định các bệnh lý đi kèm như huyết áp, lipid máu, chống béo phì thừa cân. Người bệnh phải thay đổi lối sống, bao gồm không hút thuốc lá, tránh rượu bia.
Hàng ngày, bệnh nhân đái tháo đường dù ở mức độ nào cũng cần chăm sóc bàn chân cẩn thận như rửa chân mỗi ngày và dùng khăn lông mềm để lau khô chân và các kẽ ngón chân. Nếu da chân khô, nứt, nên dùng các dung dịch giữ ẩm bàn chân (được bác sĩ chỉ định) để bôi vào vùng gót chân và vùng da bị khô. Bệnh nhân nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày xem có xuất hiện các dấu hiệu bất thường như dấu đổi màu ở da, vết thương ở chân. Việc chọn giày dép cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ bàn chân. Nên chọn giày dép vừa chân, đế mềm, gót bằng, không bó đôi chân và nên chọn giày vào buổi chiều khi chân ở mức dãn nở to nhất để tránh tình trạng dày dép bị chật, o ép bàn chân, các ngón chân. Bạn nên sử dụng vớ (tất) bằng cotton và không có đường chỉ may, không bó ở cổ tất nhiều, thay vớ chân hàng ngày.
Đặc biệt lưu ý không nên đi giày gót nhọn, bó chặt ở đầu mũi; không nên ngâm chân trong nước nóng. Không nên bôi các dung dịch có chứa chất cồn lên da chân; không đắp các loại lá; không đi chân trần trong nhà; không nên cắt da và lấy khóe móng chân để tránh làm tổn thương da. Chính vì vậy, việc làm nail đối với bệnh nhân đái tháo đường thường được bác sĩ khuyên là không nên do những tác động trong quá trình làm nail có thể làm tổn thương da dẫn đến hoại tử chân. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra chân và có lời tư vấn thích hợp. Ngoài ra, khi phát hiện có bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân, phải đi khám ngay cho dù chưa tới lịch tái khám để bác sĩ có chỉ định điều trị thích hợp, tránh biến chứng nặng thêm.
Hãy tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng… Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi khám ít nhất 1 lần/năm.
Mách nhỏ bạn đọc
Giá: 900.000 VNĐ/kg
Xáo tam phân có chứ một loại Saponin có tên gọi là Ginsenoside Rh2 đã được chứng minh là có thể kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính.
Thông tin liên hệ
Công Ty
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (08) 3968 3680