Người bệnh ung thư tụy có thể sống được bao lâu, ung thư tuyến tụy thường không có dấu hiệu sớm, người bệnh thường chủ quan
Ở giai đoạn đầu ung thư tuyến tụy thường không có nhứng dấu hiệu gì đặc biệt, bệnh có diễn tiến âm thầm, người bệnh giảm cân nhanh và đau bụng, hay nôn nao.
Ung thư tuyến tụy là loại ung thư ác tính, tỷ lệ tử vong cao. Theo các chuyên gia thì bệnh nhân ung thư tụy, nếu xạ trị và hóa trị, chỉ sống thêm được 8 – 20 tháng. Nếu phẫu thuật triệt căn thì 70% bệnh nhân sống thêm được khoảng 5 năm. Nhưng người trên 70 tuổi và người bị suy thận, bị bệnh tim thì không phẫu thuật được. Hơn nữa, tuyến tụy cơ quan sản xuất insulin, ổn định lượng đường trong máu, do đó khi phẫu thuật tụy người bệnh có nguy cơ tiểu đường rất cao.
Ở viện K, những người mắc ung thư tuyến tụy ở độ tuổi trên 70 sẽ không phẫu thuật, mà chỉ điều trị bằng thuốc, bằng xạ trị và hóa trị, nhưng tỷ lệ sống sót không quá 10%.
Trong điều trị ung thư tuyến tụy, các bác sỹ sẽ ưu tiên hàng đầu là phẫu thuật triệt căn, nghĩa là cắt phần tụy bị ung thư và những bộ phận liên quan khác như dạ dày, thận. Phẫu thuật triệt căn chỉ thực hiện được khoảng 15% và tỷ lệ tử vong do mổ là 10 – 15%, thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân là 16 – 20 tháng.
Chỉ những bệnh nhân không thể phẫu thuật, các bác sĩ mới chỉ định xạ trị và hóa trị nhưng tỷ lệ thành công rất thấp. Thời gian sống thêm của bệnh nhân cũng chỉ 8 – 20 tháng. Vì xạ trị và hóa trị làm tủy sống bị tổn thương rất nặng nề. Có trường hợp, bệnh nhân ung thư tuyến tụy sau hóa trị và xạ trị, lập tức bị ung thư tủy sống. Với các phương pháp trên, các bác sĩ chỉ nói khả năng sống tính bằng tháng, thấp là 8 tháng, cao là 60 tháng chứ không nói tới khả năng khỏi.
Ung thư tuyến tụy rất ác tính, có một vài người nổi tiếng trên thế giới đã qua đời vì căn bệnh này.
>>> Tìm hiểu dược liệu chữa bệnh nan y: Xáo tam phân