Hiện nay, tiểu đường là một trong những bệnh lý khá phổ biến và có tốc độ gia tăng nhanh nhất. Các biến chứng của bệnh tiểu đường là hậu quả của tình trạng tăng đường máu kéo dài. Tìm hiểu về các biến chứng cấp và mãn tính bệnh tiểu đường để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Biến chứng cấp và mãn tính bệnh tiểu đường
Các biến chứng cấp tính:
1- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do đái tháo đường:
Đây là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người, nguyên nhân là do thiếu insulin đã gây ra những rối loạn nặng nề trong chuyển hóa protein, lipid, cacbohydrat, là một cấp cứu nội khoa cần được theo dõi tại các khoa điều trị tích cực.
2- Hôn mê tăng glucose không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu):
Là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose nặng, đường huyết tăng cao, bệnh nhân thường có biểu hiện rối loạn ý thức từ nhẹ, lơ mơ đến nặng, hôn mê. Bệnh nhân thường gặp ở những người mắc Đái tháo đường tuýp 2 trên 60 tuổi, nữ thường gặp hơn nam.
3- Hôn mê nhiễm toan latic:
Khi nồng độ lactate máu >5,0mmol/l có ý nghĩa chẩn đoán, nếu >10mmol/l thì tiên lượng rất xấu. Trong trường hợp Đái tháo đường tuýp 2 có thiếu máu cục bộ cơ tim và sốc tim thì rất dễ xảy ra nhiễm toan latic.
4- Hạ glucose máu:
Triệu chứng hạ glucose máu thường xảy ra khi lượng đường huyết tương chỉ còn 2,7 – 3,3 mmol/l. Tùy theo mức glucose trong huyết tương sẽ có các triệu chứng lâm sàng tương ứng. Đây là một biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và xử trí kịp thời thì sẽ để lại nhiều di chứng về thần kinh thậm chí nặng nhất là dẫn đến tử vong. Khi thấy các triệu chứng sau cần lưu ý: đói, run chân tay, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực…
Biến chứng mạn tính:
1- Biến chứng tim mạch ở người mắc đái tháo đường:
Bệnh Đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não 1,5 – 2 lần, gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành từ 2 – 4 lần và tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới 5 – 10 lần.
2- Biến chứng thận:
Là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian. Bệnh cầu thận có thể gây hội chứng thận hư, suy thận.
3- Biến chứng thần kinh:
Phổ biến là bệnh lý thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vât
Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường, phổ biến là loét bàn chân do hậu quả của biến chứng thần kinh, mạch máu và nhiễm trùng, làm tăng cao nguy cơ bị cắt cụt chi.
4- Các biến chứng khác: Người bị đái tháo đường thường nhạy cảm với tất cả các loại nhiễm khuẩn do nhiều yếu tố thuận lợi, nhiễm khuẩn thường gặp là viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm răng lợi, viêm tủy xương, viêm túi mật sinh hơi, nhiễm nấm…
Ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh tiểu đường
– Nhắc nhở người bệnh luôn tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm muối, giảm đường bột, tăng thực phẩm giàu đạm và chất béo, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, nhưng hạn chế hoa quả nhiều đường.
– Theo dõi đường máu mỗi ngày.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, kiểm tra thân thể tránh các vết trầy xước, kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, không nên đi chân trần, đi giầy chặt quá hoặc giày cao gót, giày mũi nhọn, tránh làm tổn thương da. Nếu có vết thương ở chân ở da, có sự phồng rộp, đỏ ở da, sưng nề… thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm các biến chứng.
Mách nhỏ bạn đọc
Giá: 900.000 VNĐ/kg
Xáo tam phân có chứ một loại Saponin có tên gọi là Ginsenoside Rh2 đã được chứng minh là có thể kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính.
Thông tin liên hệ
Công Ty
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (08) 3968 3680