Đặc trưng của bệnh ung thư túi mật, ung thư đường mật là sự phát triển bất thường và tăng sinh quá mức của các tế bào ung thư, do đó, chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn năng lượng của cơ thể, đồng thời thải ra nhiều độc tố gây hại tới sức khỏe. Bởi vậy, lựa chọn thực phẩm phù hợp, khoa học là thực sự cần thiết cho bệnh nhân ung thư túi mật để cải thiện sức khỏe toàn trạng cho người bệnh.
Mục lục
Ung thư túi mật, đường mật ảnh hưởng tới việc ăn uống như thế nào?
Khi bị ung thư đường mật, ung thư túi mật, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc tiêu hóa chất béo, đồng thời cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và sút cân nhanh. Những tác dụng phụ trong qua trình điều trị như hóa trị, xạ trị cũng có thể làm giảm sự thèm ăn. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư túi mật khi đã cắt túi mật có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng trên đường tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là tình trạng tiêu chảy kéo dài.
Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi một người bệnh là khác nhau. Nhưng một chế độ ăn tốt phải đảm bảo được các nguyên tắc sau: giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn, duy trì trọng lượng cơ thể, không để sút cân quá nhanh và tăng khả năng chịu đựng được các tác dụng phụ liên quan đến việc điều trị.
Thực phẩm cần bổ sung cho người ung thư đường mật, túi mật
Protein (chất đạm)
Cơ thể cần được cung cấp protein qua thực phẩm hàng ngày để sửa chữa các tổn thương và giữ cho hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. Khi không được bổ sung chất đạm, cơ thể phá vỡ nguồn chất béo làm nhiên liệu thay thế. Điều này làm giảm khả năng phục hồi của người bệnh do dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì vậy, những người bị ung thư đường mật, túi mật thường phải bổ sung thưc phẩm protein nhiều hơn bình thường, nhất là sau khi tiến hành các biện pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Nguồn cung cấp protein lành mạnh bao gồm: cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại hạt, đậu phộng (lạc), đậu Hà Lan, đậu lăng và các chế phẩm từ đậu nành.
Lipid (chất béo)
Chất béo cung cấp nguồn năng lượng lớn cho người bệnh ung thư. Tuy nhiên, việc tiêu thụ chất béo cần có sự tính toán khoa học và hợp lý. Bởi nếu sử dụng các chất béo xấu, chất béo khó tiêu sẽ làm nặng thêm triệu chứng của bệnh, đồng thời thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc mỡ máu cao.
– Chất béo tốt nên ăn: Chất béo có trong các loại quả hạch và cá biển là những thực phẩm lành mạnh thay thế cho thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, như các loại thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, các loại dầu cá cũng rất hữu ích nếu bạn có triglycerid cao. Bên cạnh đó, người bệnh ung thư đường mật, túi mật nên chọn nguồn chất béo không bão hòa để chế biến thức ăn trong các loại dầu thực vật, chẳng hạn như dầu oliu, dầu hướng dương, đậu phộng…
– Chất béo xấu nên tránh: Bạn nên tránh các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như pho mát, thịt bò, thức ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần, các loại sữa chưa tách béo… Chất béo trans hay chất béo hydro hóa một phần trong các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy… cũng có thể kích thích gây các cơn đau quặn ở hạ sườn phải.
Carbohydrates (chất bột, đường)
Carbohydrates là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Thực phẩm cung cấp carbohydrates mà người bệnh ung thư túi mật nên lựa chọn:
– Trái cây và rau củ: cung cấp nhiều chất xơ, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, đồng thời làm giảm các triệu chứng khi bị ung thư mà bạn nên ăn bao gồm: táo, mâm xôi, quả lê, bông cải xanh, cà rốt…
– Ngũ cốc: tăng cường ngũ cốc là cách đơn giản để tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn, chẳng hạn như thay vì ăn bánh mì trắng, gạo trắng và ngũ cốc ít chất xơ, bạn có thể ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu và bột yến mạch. Bởi vì trong những loại thực phẩm này không những thành phần dinh dưỡng không bị mất đi mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất xơ hơn.
Nước
Người bệnh ung thư thường xuyên bị nôn mửa do tác dụng phụ của quá trình điều trị, hoặc người bệnh tiêu chảy mạn tính bắt buộc phải bổ sung nước hàng ngày để hạn chế mất nước. Bởi nước là dung môi giúp loại bỏ đi những độc tố trong cơ thể. Qua các thực phẩm mà bạn ăn, lượng nước sẽ được cung cấp một phần, nhưng các chuyên gia khuyên cáo, người bệnh ung thư nên uống ít nhất từ 2 – 2.5 lít nước trong ngày.
Vitamin và các khoáng chất
Cơ thể cần một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất để phục vụ cho hoạt động sống. Hầu hết chúng đều được cung cấp qua thực phẩm. Một số loại vitamin, khoáng chất cũng đã được bào chế dưới dạng các thực phẩm bổ sung qua đường uống hoặc tiêm truyền.
Nếu cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết. Nhưng với người bệnh ung thư, điều này sẽ khó khăn hơn. Thông thường, người bệnh sẽ được khuyến cáo sử dụng hỗn hợp bổ sung đa vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng chúng, mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để tránh quá liều.
Xem thêm
Ngày 14/11/2012, Viện Dược liệu (thuộc Bộ Y tế) gửi văn bản số 539/VDL-QLKHĐT cho Sở Y tế Khánh Hòa thông báo kết quả nghiên cứu cây xáo tam phân (XTP) cho biết XTP có tác dụng ức chế, tiêu diệt tế bào ung thư. Đặc biệt là các loại ung thư dưới đây:
- Ung thư gan (Hep-G2) (mạnh nhất)
- Ung thư đại tràng (HTC116)
- Ung thư vú (MDA MB231)
- Ung thư buồng trứng (OVCAR-8)
- Ung thư cổ tử cung Hela
Trong xáo tam phân có nhiều chất quý hiếm như flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid và nhiều chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất chống ung thư, bảo vệ gan, giảm mỡ máu… Quả thật, đây là thông tin đáng mừng, giúp người bệnh có thêm nghị lực và niềm tin để chống chọi lại với bệnh tật
Giá sản phẩm xáo tam phân Khánh Hòa (đã phơi khô):
Giá: Liên hệ để biết giá
Giá: 900.000 VND/kg
Giá: 800.000 VND/kg
MUA 5 KG TẶNG 1KG
Công dụng và cách dụng các bạn có thể tham khảm thêm: Xáo tam phân tự nhiên
Thông tin liên hệ
Gấu Trúc Đỏ
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680