Bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài yếu tố di truyền thì nguyên nhân thừa cân, béo phì, lười vận động góp phần làm tăng tỷ lệ số người mắc phải tiểu đường type 2. Chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc thông tin về bệnh tiểu đường type 2 là gì trong bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường type 2 là gì?
Khi đã bị bệnh tiểu đường týp 2, khả năng cơ thể giảm chịu ảnh hưởng của insulin – một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào – hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để duy trì mức độ glucose bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường type 2 có thể đe dọa tính mạng.Tiểu đường týp 2, thường khởi đầu ở người lớn hoặc bệnh tiểu đường noninsulin, là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường (glucose), nguồn chính nhiên liệu của cơ thể.
Ai dễ bị tiểu đường type 2?
– Béo phì
– Ít hoạt động
– Trên 40 tuổi
– Có cha mẹ hay anh chị em bị tiểu đường
– Từng bị tiểu đường khi mang thai hay sanh em bé nặng trên 9 lbs.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2
– Tăng đói
– Tăng khát
– Tiểu nhiều
– Mệt mỏi
Biến chứng của bệnh tiểu đường loại 2:
– Mù mắt
– Cưa chân
– Suy thận
– Nhồi máu cơ tim
– Tai biến mạch máu não
– Cao huyết áp.
Cách kiểm soát bệnh tiểu đường type 2
Chế độ ăn uống
Lượng đường trong máu có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, điều này giúp làm giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên theo dõi lượng carbohydrate, tổng hàm lượng chất béo và protein tiêu thụ đồng thời giảm lượng calo dung nạp. Hãy yêu cầu các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn cho bạn một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục như tăng cường vận động thể lực, đi bộ có thể cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể và làm giảm đường huyết ở những người mắc Bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, vận động còn làm giảm mỡ thừa, giảm huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên bỏ ra 30 phút tập thể dục vừa sức mỗi ngày.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể gây tăng huyết áp đồng thời làm tăng nồng độ glucose trong máu như một phần của phản ứng “chống hoặc chạy” của cơ thể – đây là một phản ứng được “cài đặt sẵn” về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với những tác nhân đe dọa từ môi trường bên ngoài. Người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp để chống lại căng thẳng. Bệnh tiểu đường gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, để tránh căng thẳng hãy thực hiện các phương pháp thư giãn như hít thở sâu, thiền định. Nói chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc các nhân viên tư vấn cũng là cách làm giảm căng thẳng. Nếu tình hình vẫn trở nên tồi tệ, bệnh nhân nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc uống
Khi các chế độ ăn và tập thể dục không thể kiểm soát được lượng đường máu, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc để hỗ trợ. Có rất nhiều loại thuốc chữa trị bệnh tiểu đường và chúng thường được sử dụng kết hợp. Một số loại thuốc tác dụng bằng cách kích thích tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng insulin của cơ thể hoặc ngăn chặn cơ thể tiêu hóa tinh bột.
Insulin
Người bệnh có thể được kê toa sử dụng insulin trong điều trị hoặc sử dụng kết hợp với thuốc uống. Insulin cũng được sử dụng đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có các tế bào beta bị khiếm khuyết có nghĩa là các tế bào trong tuyến tụy không thể sản xuất insulin để đáp ứng với nồng độ đường trong máu cao. Trong trường hợp này, người bệnh phải tiêm hoặc bơm insulin hằng ngày.
Mách nhỏ bạn đọc
Giá: 900.000 VNĐ/kg
Xáo tam phân có chứ một loại Saponin có tên gọi là Ginsenoside Rh2 đã được chứng minh là có thể kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của các tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình thường của tế bào. Ngoài ra, nó còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính.
Thông tin liên hệ
Công Ty
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (08) 3968 3680