Xông hơi lợi và hại như thế nào?

Xông hơi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm căng thẳng, mệt mỏi, nhưng lạm dụng xông hơi có thể khiến bạn bị tăng nhịp tim, mất nước, hạ huyết áp, thậm chí là vô sinh

>>>> Hạt chùm ngây

Xông hơi có thể giúp bạn thư giãn và mang lại một số lợi ích về sức khỏe như tăng cường sự trao đổi chất, giảm bớt khó chịu sau khi tập thể dục. Nhunưg nếu ngồi lâu trong phòng xông hơi, nước sẽ thoát ra qua các lỗ chân lông, khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, và điều đó sẽ gây ít nhiều nguy hiểm cho cơ thể.

Những cái lợi và hại của xông hơi

Tăng nhịp tim. Nhiệt độ cao của phòng xông hơi không những có thể tạm thời làm tăng nhịp tim của bạn, mà còn làm tăng lưu lượng máu lưu thông. Bên cạnh đó, hiện tượng tăng nhịp tim khiến tim của bạn hoạt động nhiều hơn như khi bạn tập thể dục.

Tuy nhiên, việc đốt cháy calo trong phòng xông hơi sẽ khiến cơ thể bạn không tránh khỏi kiệt sức, mất nước, tăng nhiệt độ và những bất lợi sức khỏe khác.

Giải độc. Một số người tin rằng lưu lượng máu tăng và đổ mồ hôi do xông hơi giúp làm sạch cơ thể và loại bỏ các độc tố, hỗ trợ trong việc giảm cân và duy trì sức khỏe. Sau nhiều tranh cãi, khoa học đã chứng minh hầu hết các độc tố được loại bỏ khỏi cơ thể bởi gan và thận nhiều hơn là thông qua mồ hôi.

Thư giãn cơ bắp. Tập thể dục là điều cần thiết để duy trì trọng lượng cơ thể có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên đôi khi việc luyện tập có thể dẫn tới cứng cơ hoặc đau nhức cơ.

loi va hai khi xong hoi

Những khó chịu này có thể là một trong những cản trở bạn gắn với chương trình tập thể dục lâu dài. Một buổi xông hơi có thể làm giảm sự cứng cơ hoặc đau nhức cơ, ngoài ra nó giúp bạn nhanh chóng phục hồi cơ thể sau những bài tập đốt cháy năng lượng.

Hạ huyết áp. Khi xông hơi, bạn cần biết rằng cơ thể sẽ mất một lượng nước rất lớn do quá trình tiết mồ hôi. Đối với những bệnh nhân tim mạch, đây là một vấn đề cần hết sức lưu ý. Khi cơ thể mất nước sẽ dẫn đến hiện tượng hạ huyết áp đột ngột, gây choáng váng, mệt mỏi, khó thở, thậm chí ngất xỉu.

Để đề phòng trường hợp này, cần hạn chế xông hơi nếu bạn có bệnh về huyết áp. Nếu xông hơi thì không quá 20 phút.

Khô da. Không phủ nhận rằng xông hơi giúp tinh thần thư thái và có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc giảm cân. Nhưng nếu bạn xông hơi với tần suất bất hợp lý, lên đến 3-4 lần/tuần thì hiệu quả sẽ không thấy đâu mà ngược lại, làn da bị khô, ráp và dễ xuất hiện nếp nhăn.

Bạn nên uống 1 cốc nước đầy trước khi xông hơi và đừng quên chỉ nên xông hơi từ 1-2 lần/tuần.

Vấn đề sinh sản ở nam giới. Việc kéo dài thời gian xông hơi quá lâu trong phòng xông có khả năng ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng của người đàn ông. Đối với những người đàn ông đang mong muốn có con, nên hạn chế tiếp xúc nhiệt độ cao trong phòng xông sauna và phòng xông hơi ướt.

Một số chú ý khi xông hơi

Tuyệt đối không được tắm lại ngay, dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi lúc đó, các lỗ chân lông vừa được xông hơi nóng đang nở ra sẽ hút nước.

Việc tắm lại ngay sẽ làm các lỗ chân lông co bít lại, giữ nước, gây ứ trệ, làm máu huyết lưu thông kém, khiến cơ thể đau nhức và có thể nhiễm cảm, đặc biệt là tạng phổi, và tiêu hóa…

Cần tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng, rồi lau lại bằng khăn khô, sạch trước khi làm massage. Nên tắm khoảng 6 giờ sau xông hơi nóng.

Đang mệt, thì không được xông hơi, massage, vì sẽ không có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch.

Không nên xông hơi – massage khi đang bị sốt cao, rối loạn tim mạch, hay đang mắc các bệnh ngoài da, bệnh chàm.

Điểm cần lưu ý nữa là không được xông hơi liên tục trong tuần. Theo y học cổ truyền, nếu xông hơi liên tục sẽ làm cho cơ thể bị mất nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng lên tim mạch.

Nếu nhu cầu cần thiết lắm, thì bình quân nên cách khoảng 3 ngày xông một lần. Hiện nay, có nhiều chị em phụ nữ áp dụng xông hơi khô thường xuyên để làm ốm là không nên.

Vì nếu làm như vậy, cơ thể sẽ bị mất nước nhanh, nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe.

Thông tin bên lề

hat-chum-ngay

Giá: 800.000 VND /kg

Các chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá rất cao giá trị của hạt chùm ngây, ngoài giá trị dinh dưỡng thì giá trị dược liệu của hạt chùm ngây là rất cao. Hạt chùm ngây có tác dụng với hơn 300 bệnh tật.

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *