PGS Trịnh Thị Ngọc – Phó Chủ tịch hội Gan Mật Hà Nội cho biết, năm nào cũng vậy, tăng men gan sau Tết là hiện tượng phổ biến, cứ 10 nam giới đi xét nghiệm thì có tới 8 trường hợp bị tăng men gan. Đây là hệ lụy của chế độ sinh hoạt và ăn uống kém lành mạnh trong thời gian nghỉ Tết.
Mục lục
1. Lý do tăng men gan sau Tết
Theo Phó chủ tịch Hội Gan Mật Hà Nội – PGS Trịnh Thị Ngọc, hầu như năm nào cũng vậy, thời điểm ra Tết thường gia tăng các bệnh nhân tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, hoặc gặp các vấn đề về dạ dày, đại tràng. Đặc biệt, cứ 10 nam giới xét nghiệm thì có tới 8 người bị tăng men gan. Lý giải điều này, PGS Trịnh Thị Ngọc cho biết, nguyên nhân chủ yếu do uống rượu bia nhiều trong Tết.
Cũng theo PGS Ngọc, men gan tăng là dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang bị hủy hoại, đôi khi người bệnh không thể cảm nhận cụ thể những dấu hiệu, bệnh diễn biến âm thầm và gây ra nhiều biến chứng khi đã trở nặng.
Theo PGS Ngọc, men gan là hệ thống enzyme rất hoàn chỉnh trong gan giúp tổng hợp và chuyển hóa chất. Khi chức năng gan bị rối loạn hoặc suy giảm sẽ dẫn đến tăng men gan do hàm lượng enzyme giải phóng vào máu nhiều, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh ung thư gan, suy gan, xơ gan… Do vậy việc xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và đo chỉ số men gan là việc làm quan trọng, đặc biệt đối với nhóm nam giới uống nhiều rượu bia.
2. Men gan càng cao – mức độ tổn thương gan càng nặng
Theo PGS Ngọc, men gan càng cao tỷ lệ thuận với mức độ tổn thương gan càng nặng. Do vậy nếu thuộc nhóm men gan cao, cần sử dụng thuốc hoặc ăn kiêng để giảm men gan, tránh biến chứng.
Tăng men gan sau Tết thường gặp ở những người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc nhóm người có tiền sử mắc bệnh về gan. Cũng theo PGS Ngọc, thói quen sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc bổ của người Việt cộng với uống bia rượu nhiều gây tăng nồng độ men gan. Thậm chí ở những người không uống rượu bia nhưng sử dụng thuốc tây trong thời gian dài cũng thường bị tăng men gan.
Tăng men gan sau Tết còn có mối liên quan mật thiết đến bệnh ung thư gan, viêm gan, xơ gan,viêm túi mật hoặc tụy, nhiễm virus Epstein-Barr,… Do vậy ra Tết là thời điểm cần đi kiểm tra và xét nghiệm các chỉ số liên quan đến gan để có phương pháp điều trị kịp thời.
3. Nhận biết các dấu hiệu tăng men gan sau Tết
Không chỉ sau Tết mà bất cứ thời điểm nào, nếu thấy các dấu hiệu sau, bạn cần đi kiểm tra sớm vì đây là những biểu hiện thường gặp ở giai đoạn tiến triển. Đối với những người bị bệnh lý gan cấp tính thì có biểu hiện rõ ràng hơn ở những giai đoạn mới chớm.
Theo PGS Ngọc, người bị tăng men gan thường có 3 dấu hiệu chính sau đây:
Mẩn đỏ trên da kèm theo ngứa
Ngứa ngoài da là hiện tượng chức năng gan suy giảm, khi gan bị suy yếu, vai trò trung hòa độc tố và đào thải muối mật cũng suy giảm theo, khiến các chất độc trong cơ thể không thể đào thải, tích tụ và lắng đọng ở da gây ra cảm giác ngứa, kích ứng liên tục.
Vàng da
Khi gan bị tổn thương, tăng men gan khiến nồng độ Bilirubin trong máu tăng gây ra hiện tượng vàng da, có thể vàng ở gan bàn tay, chân hoặc niêm mạc mắt. Những người bị suy gan, xơ gan cũng có nước da vàng do chức năng gan đã suy yếu. Do vậy đây cũng là biểu hiện để nhận biết chức năng gan đang suy giảm.
Rối loạn tiêu hóa
Tăng men gan, chức năng gan suy giảm có thể gây ra các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, no lâu, cảm thấy đau ấm ách ở hạ sườn.
Khoảng 50% người bị tăng men gan có thể cảm nhận thấy triệu chứng, còn lại hầu như không có biểu hiện lâm sàng, các hoạt động sinh hoạt, ăn uống vẫn bình thường. Đôi khi những biểu hiện không điển hình này thường kéo dài và âm ỉ đến vài năm, đây là lý do vì sao các bệnh nhân bị bệnh gan ở nước ta thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
Phòng ngừa tăng men gan dịp tết
Theo PGS Ngọc, việc điều trị tăng men gan cụ thể phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng, mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hạ men gan. Đối với người bị tăng men gan, cần ăn nhiều rau xanh để đảm bảo vitamin và dưỡng chất cho cơ thể, giảm lượng mỡ trong gan. Nên ăn nhiều các loại rau cải xanh, bắp cải, rau bina…
Tăng men gan sau Tết cũng một phần do yếu tố ăn uống, do vậy cần chú ý đến chế độ ăn, tăng hàm lượng chất xơ vì chất xơ giúp phá vỡ cholesterol và kiểm soát hàm lượng men gan. Chất xơ giúp tăng lượng mật sinh ra ở gan, làm giảm chất béo trong cơ thể.
Ngoài ra, đối với người bị tăng men gan, nên tiêu thụ thực phẩm có tính oxi hóa như củ cải đường, hạt dẻ, bơ vì chúng giúp ổn định men gan và giúp gan hoạt động hiệu quả hơn. Vitamin C trong hoa quả cũng giúp hạ men gan và khôi phục chức năng gan, hạn chế đồ uống có đường và các loại kẹo bánh, đồ ngọt.
Xem thêm: Men gan cao nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nên xét nghiệm sàng lọc chức năng gan để kịp thời phát hiện những bất thường và tổn thương gan, đề phòng biến chứng âm ỉ có thể diễn tiến thành xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan ở những nhóm đối tượng nguy cơ cao.
Để hỗ trợ phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị bệnh gan mọi người có thể bổ sung thêm những sản phẩm chức năng có tác dụng giải độc và bảo vệ gan
Những sản phẩm này thường có thành phần là thảo dược. có hàm lượng cao những chất chống oxy hóa có thể đáp ứng trong việc điều trị viêm gan virus do tác dụng làm giảm quá trình peroxide hóa lipid ở gan và tăng cường chức năng gan.
Những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gan
Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường
Hỗ Trợ Bệnh Nhân Tiểu Đường
Cây Giống
Hỗ Trợ Ngăn Ngừa Bệnh Ung Thư
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Ung Thư
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Gan
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Gan
Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Gan
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn