Lật tẩy nguyên nhân khiến bạn luôn mệt mỏi

Mệt mỏi kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống, nguyên nhân nào khiến bạn luôn mệt mỏi? Bệnh tật, thói quen xấu, thậm chí là một vài thay đổi nhỏ cũng có thể khiến bạn mệt mỏi thường xuyên

Nguyên nhân khiến bạn luôn mệt mỏi

Stress. Căng thẳng, stress sẽ tàn phá cơ thể bạn rất khủng khiếp. Chúng ta cần phải hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và cần thư giãn bởi khi chúng ta căng thẳng sẽ khiến tuyến thượng thận mệt mỏi, cortisol tăng vọt làm bạn cảm thấy kiệt sức.

Thiếu vitamin B12. Nếu thiếu vitamin B12, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi, chân tay bồn chồn và gặp các triệu chứng khác như hay quên. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể do dạ dày bạn kém hấp thu vitamin. Sử dụng các thuốc đặc trị axit trào ngược cũng khiến cơ thể khó hấp thụ vitamin B12. Những người ăn chay cũng khó tìm thấy vitamin B12 bởi nó chủ yếu ở trong động vật. Sự thiếu hụt vitamin B12 là phổ biến và chủ yếu ở những người lớn tuổi. Vì vậy, mọi người nên bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiếu cho cơ thể.

nhung nguyen khien ban met moi

Suy tuyến giáp. Đây là nguyên nhân gây mệt mỏi khá phổ biến, có tới gần 30% dân số bị mắc chứng bệnh này nhưng đều chủ quan không chữa trị. Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormone tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hoá trên lâm sàng và xét nghiệm.

Lười vận động. Thói quen lười vận động cứ về nhà lại ngồi trước máy tính hoặc xem ti vi hầu như là không di chuyển. Khi chúng ta không vận động, máu không được lưu thông và gây ra mệt mỏi. Điều bạn cần làm là hãy đứng dậy và di chuyển cơ thể ít nhất một lần một giờ ngay cả khi bạn đang ở nơi làm việc.

Mất ngủ. Mỗi người cần một lượng thời gian ngủ khác nhau, có người chỉ ngủ 6 tiếng nhưng cũng có người ngủ đên 9, 10 tiếng. Lý do bạn bị mất ngủ là do giảm melatonin – hormone thư giãn cần thiết của cơ thể. Nếu bạn bật đèn sáng trong phòng ngủ hoặc xem TV trước khi đi ngủ sẽ làm giảm đáng kể melatonin của bạn.

Tuyến thượng thận kiệt sức. Đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến, ngủ không đủ và luôn trong tình trạng căng thẳng sẽ làm cho thượng thận mệt mỏi. Tuyến thượng thận nằm trên thận, sản xuất ra cortisol – một hormone liên quan đến những phản ứng căng thẳng của cơ thể. Khi bạn bị căng thẳng, nhịp tim và huyết áp tăng điều này khiến cortisol cũng tăng lên làm giảm căng thẳng và giúp cơ thể bình tĩnh lại. Tuy nhiên, những người bị căng thẳng thường xuyên liên tục sẽ khiến tuyến thượng thận làm việc đến kiệt sức nên cơ thể luôn mệt mỏi.

Magie thấp. Cảm giác mệt mỏi thường xuyên có thể là do lượng magie trong cơ thể thấp. Gần 80% người Mỹ bị thiếu magie đã gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược và lo lắng. Vì vậy, bạn chỉ bổ sung magie từ thực phẩm hoặc sử dụng dầu magie.

Thiếu máu hoặc sắt. Thiếu hụt chất sắt trong cơ thể cũng khiến bạn trở nên chậm chạp, uể oải, tinh thần mệt mỏi và không thể tập trung làm việc được. Sỡ dĩ có những triệu chứng này là do cơ thể bị thiếu máu, không cung cấp đủ ôxy để nuôi dưỡng các tế bào. Những người thiếu sắt phổ biến ở những người theo chế độ ăn chay hay thuần chay hoặc những người có vấn đề về tiêu hóa và tuyến giáp. Triệu chứng điển hình nhất của người thiếu sắt là mệt mỏi. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định bổ sung thêm sắt.

Thiếu nước. Những người không uống đủ nước trong ngày thì năng lượng thấp hơn những người uống đủ nước. Vì vậy, bạn cần lắng nghe cơ thể, khi khát nước, hãy bổ sung nước uống lành mạnh. Một số lựa chọn tốt như nước dừa hay nước muối cũng sẽ giúp cơ thể bổ sung chất điện giải.

Thông tin bên lề

nam lim xanh quang nam

Giá: 2.600.000 VND /kg

Nấm lim xanh được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh gout, mỡ trong máu cao, ổn định huyết áp, trị bệnh khớp, tiểu đường, giải độc thanh lọc cơ thể, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng…

Tác dụng chữa tiểu đường của nấm lim xanh: Chữa bệnh tiểu đường với nấm lim xanh

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *