Cơm nguội có phải là một nguyên nhân gây ung thư?

Có nhiều thông tin cho rằng, ăn cơm nguội bảo quản không đúng cách là một nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư quái ác, đâu là sự thật?

Cơm nguội cho dù là không có dấu hiệu biến chất, đã được rang hoặc hâm nóng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi vì vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ. Bào tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ăn ngay sau khi nấu. Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều.

Có rất nhiều gia đình Việt có thói quen là hâm nóng cơm, rang cơm. Cách bảo quản và tái sử dụng cơm nguội sao cho an toàn thì không phải ai cũng biết. Việc bảo quản cơm không đúng cách sẽ khiến một số loại vi khuẩn phát triển, khi xâm nhập được vào cơ thể sẽ sinh bệnh.

Thói quen ăn cơm rang thường xuyên là điều không nên vì thực tế cơm rang cùng dầu mỡ có thể gây những triệu chứng khó tiêu cho người sử dụng. Nhất là gạo chứa sẵn một loại vi khuẩn có tên khoa học là bacillus cereus. Vi khuẩn này nhiễm từ đất và dù có nấu chín cơm cũng không thể tiêu diệt được do chúng sẽ thích nghi dưới dạng một bào tử khác; nhưng chúng sẽ không phát triển nếu không có điều kiện thích hợp.

Ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít. Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang. Vậy nên cơm mới nấu là tuyệt đối an toàn.

Trường hợp ăn còn cơm thừa thì ngay khi cơm vẫn còn nóng, người dùng cần phải làm lạnh thật nhanh, có thể để cả ruột nồi cơm cho vào chậu nước lạnh sau đó cho làm nguội và cất vào ngăn mát tủ lạnh.

Bảo quản cơm đúng cách

Tốt nhất nên nấu cơm vừa đủ cho bữa ăn gia đình để đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng mà lại vừa tiết kiệm. Nếu trong trường hợp còn thừa cơm sau bữa ăn, cần chú ý những điểm sau để tránh tối đa các nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trong cơm nguội:

  • Làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Cơm để bên ngoài quá 5 giờ và để trong tủ lạnh quá 24 giờ thì không nên sử dụng.
  • Không chế biến (hâm, rang…) lại cơm nguội quá 2 lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị hồ hóa tinh bột.
  • Nếu hấp bằng nồi cơm điện có thể thêm một chút nước hoặc hấp lên trên cơm mới nấu. Hấp bằng lò vi sóng có thể giúp cơm đủ nóng mà không bị khô.

 

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *